5 Nghi Lễ Cưới Truyền Thống trong đám cưới Việt dâu rể không nên bỏ qua

Nếu bạn là tuýp người truyền thống và yêu thích một hôn lễ với những nghi thức cưới hỏi trang nghiêm. Thì 5 nghi lễ cưới đây hoàn toàn dành cho bạn. Cùng Amor tìm hiểu nhé.

Từ thời xưa người Việt Nam đã vô cùng chú trọng tới lễ cưới, bởi đây là cột mốc quan trong trong cả đời người. So với hiện tại, đám cưới thời xưa được tổ chức hết sức trang nghiêm với nhiều nghi lễ cưới phức tạp.

Nghi lễ cưới truyền thống 2

Các nghi lễ cưới trong đám cưới vừa là sự công nhận chính thức để đôi trai gái nên duyên vợ chồng vừa là dấu mốc thời khắc nhắc nhở hai người phải trân trọng tình yêu mà họ có. Cho dù cuộc sống hiện đại có thay đổi đến đâu thì những giá trị của phong tục xưa vẫn luôn được xem là nét đẹp truyền thống đầy ý nghĩa.

Nghi lễ cưới thứ nhất: Lễ dạm ngõ

Nghi lễ cưới truyền thống 3

Lễ dạm ngõ còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ.

Đây là 1 trong 3 nghi lễ cưới quan trọng của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Còn ngày nay, lễ dạm ngõ được xem là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình để tìm hiểu gia cảnh, văn hoá, con người… giữa hai bên gia đình, sau đó mới bàn tính đến chuyện hôn nhân của cô dâu và chú rể.

Trong nghi lễ cưới này, nhà trai sẽ đến nhà gái xin cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối, không cần lễ vật rườm rà, chỉ có trầu cau. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà thủ tục lễ dạm ngõ cũng khác nhau một chút, theo đó thì các lễ vật có thể thay đổi ít nhiều. Nhưng chắc chắn có một điều không thay đổi là các lễ vật cần phải được chọn lọc những loại ngon nhất và đẹp nhất như thể hiện một sự trân trọng đối với nhà gái.

Nghi lễ cưới thứ hai: Lễ ăn hỏi (đính hôn)

Nghi lễ cưới truyền thống 4

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi lễ cưới quan trọng không kém trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái, có thể tập gọi bố mẹ xưng con.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận gả con gái cho nhà trai. Và đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Nghi lễ cưới thứ ba: Lễ xin dâu

Nghi lễ cưới truyền thống 5

Lễ xin dâu là một nghi lễ cưới nhỏ được thực hiện trước giờ đón cô dâu từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng. Theo đó, mẹ của chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình tới nhà gái, đem theo một cơi trầu, chai rượu để đến báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ tới. Gia đình nhà gái nhận lễ vật, đặt lên bàn thờ gia tiên và thắp hương. Sau đó, nhà trai cáo lui ra về để chuẩn bị cho nghi lễ rước dâu.

Nghi lễ cưới thứ tư: Lễ rước dâu.

Nghi lễ cưới truyền thống 6

Rước dâu là nghi lễ quan trọng bậc nhất trong phong tục cưới xin của người Việt, thời nay thường được gọi với cái tên ngắn gọn là lễ cưới. Nếu 4 nghi lễ cưới trên có thể gộp lại hoặc lược bớt thì đây là bước không thể thiếu. Thường nghi lễ này sẽ được thực hiện ngay sau nghi lễ xin dâu. 

Đoàn nhà trai đến nhà gái và tiến hành những nghi thức tiếp theo của lễ vu quy như phát biểu, làm lễ gia tiên và tặng của hồi môn cho cặp đôi. Cuối cùng, họ nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà để tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng.

Nghi lễ cưới thứ năm: Lễ lại mặt

Nghi lễ cưới truyền thống 7

Lễ lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ, nó diễn ra sau lễ cưới 1 vài ngày. Đây là nghi lễ cuối cùng trong một lễ cưới.

Nó này bắt nguồn từ tình thương yêu của nhà chồng dành cho con dâu mới bởi thông thường các cô dâu mới về nhà chồng sẽ luôn cảm thấy buồn tủi khi phải xa nhà. Vì thế, theo phong tục truyền thống sẽ có 1 ngày lại mặt ngày gia đình nhà chồng đưa con dâu về thăm bố mẹ ruột để cô dâu vơi đi nỗi nhớ nhà. 

Trong nghi lễ cưới này, cha và mẹ của cô dâu sẽ có vai trò là người chia sẻ và động viên con gái của mình. Họ sẽ giúp cô dâu mới thoải mái và ý thức được trách nhiệm cùng vai trò mới của mình. Đồng thời đây còn là dịp để cho chú rể được thân thiết và gần gũi hơn với gia đình bên nhà vợ. Đây được coi là thời điểm chính thức đầu tiên sau đám cưới con rể hỏi thăm bố mẹ vợ với cương vị chính thức.

Thời nay, đám cưới hiện đại đang ngày càng được ưa chuộng vì đã giảm bớt nghi lễ và tiết kiệm thời gian. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người thích tổ chức một đám cưới theo nghi lễ cưới truyền thống vì nó mang bản sắc văn hóa truyền thống rất riêng của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *